Những mô hình kinh doanh đã được chứng minh thành công

Mô hình kinh doanh Crowdsourcing, thương mại điện tử, Freemium,… những mô hình kinh doanh đã chứng minh thành công

Đầu tiên chúng ta tìm hiểu mô hình kinh doanh là gì? Theo mình hiểu đơn giản thì mô hình kinh doanh là kế hoạch tạo ra lợi nhuận từ công việc nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng thị trường mục tiêu.

Mô hình kinh doanh xác định cách bạn cung cấp giá trị cho khách hàng với chi phí hợp lý trong khi đảm bảo việc kinh doanh tạo ra lợi nhuận. Một mô hình kinh doanh tốt cần xác định: Khách hàng mục tiêu là ai, mong muốn nhu cầu của khách hàng và Cách chúng ta mang lại giá trị để giải quyết vấn đề cho khách hàng.

Nếu bạn đang tìm kiếm một mô hình kinh doanh đã được chứng minh thành công thì bài viết này dành cho bạn, cùng xem ngay bên dưới, có cả ví dụ về những doanh nghiệp thực tế đã thành công.

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Với mô hình kinh doanh thương mại điện tử, bạn có thể bán các sản phẩm của riêng mình hoặc đại diện cho một thương hiệu và quảng bá hàng hóa cho đối tượng khách hàng mục tiêu.

Một trang web thương mại điện tử dễ tạo và không tốn kém – không cần đến một vị trí truyền thống. Đơn giản chỉ cần thiết lập một trang web nơi bạn có thể quảng bá và bán sản phẩm với lợi nhuận.

Ví dụ về các công ty đã thành công với mô hình thương mại điện tử:

Trên thới giới các trang web thương mại điện tử lớn như Amazon và Alibaba sử dụng mô hình này rất thành công. Năm 2021, Amazon đạt doanh thu 469 tỷ USD và Alibaba đạt doanh thu 109 tỷ USD.

Mô hình kinh doanh được hỗ trợ bởi quảng cáo

Đa số mọi công ty đều cần quảng cáo để tiếp cận khách hàng nhưng đối với một số doanh nghiệp, đó lại là nguồn thu chính, họ dựa vào việc bán quảng cáo để tồn tại. Nhiều trang web tạo ra thu nhập bằng cách kết hợp với mạng quảng cáo như Google Adsense.

Để thành công với mô hình kinh doanh có quảng cáo hỗ trợ, bạn cần có một lượng lớn Visit. Khái niệm cốt lõi tập trung vào một sản phẩm miễn phí thu hút một số lượng lớn người dùng. Sau đó, doanh nghiệp của bạn kiếm được doanh thu từ các công ty chạy quảng cáo từ cơ sở người dùng này.

Ví dụ về các công ty đã thành công với mô hình hỗ trợ quảng cáo:

  • Những trang báo tạp chí online có nguồn doanh thu từ quảng cáo
  • Spotify là một thị trường dành cho các nghệ sĩ và người hâm mộ. Họ có gói cao cấp mà người dùng trả tiền,những gói miễn phí sẻ có được doanh thu thông qua quảng cáo

Mô hình kinh doanh Crowdsourcing

Mô hình Crowdsourcing (nguồn cung ứng cộng đồng) cho phép các công ty cung cấp công việc cho mọi người ở bất kỳ đâu trong nước hoặc trên toàn thế giới; kết quả là nguồn cung ứng cộng đồng cho phép các doanh nghiệp khai thác một loạt các kỹ năng và chuyên môn mà không phải chịu chi phí thông thường của nhân viên nội bộ.

Sự thành công của mô hình kinh doanh Crowdsourcing phụ thuộc vào những người dùng sẵn sàng đóng góp ý tưởng nội dung trên nền tảng của bạn.

Khi công ty cung cấp nội dung cộng đồng đã thiết lập được cơ sở người dùng rộng rãi, họ thường chuyển sang mô hình kinh doanh có quảng cáo hỗ trợ để kiếm doanh thu.

Ví dụ về công ty đã thành công về mô hình kinh doanh Crowdsourcing:

  • Nền tảng mà ngày nào chúng ta cũng dùng để xem video là Youtube
  • Pinterest dịch vụ chia sẻ hình ảnh
  • Các mạng xã hội…

Mô hình kinh doanh Freemium

Freemium là sự kết hợp của các từ “Free” và “premium” miễn phí và cao cấp. Đây là một loại mô hình kinh doanh cung cấp miễn phí các tính năng cơ bản của sản phẩm hoặc dịch vụ và tính phí cho các tính năng bổ sung hoặc nâng cao.

Ví dụ về các công ty sử dụng mô hình freemium

  • Evernote ứng dụng ghi chú và quản lý công việc.
  • Dropbox Miễn phí lưu trữ và chia sẻ dữ liệu bạn cần thêm dung lượng phải trả một khoản phí hàng tháng.
  • Các công ty game tạo ra trò chơi miễn phí nhưng phải trả phí để chơi toàn bộ.

Mô hình kinh doanh Subscription-Based

Mô hình kinh doanh Subscription-Based (dựa trên đăng ký) thay vì bán sản phẩm và dịch vụ một lần, công ty sẻ tính phí đăng ký định kỳ. Khách hàng có thể gia hạn thuê bao sau một khoảng thời gian nhất định. Mô hình này cho phép bạn tận dụng các mối quan hệ khách hàng của mình để tạo ra một dòng thu nhập ổn định.

Ví dụ về các công ty sử dụng mô hình Subscription-Based:

  • Netflix dịch vụ phát trực tuyến
  • Apple Music dịch vụ phát trực tuyến nhạc, âm thanh và video được phát triển bởi Apple

Và có thể còn những mô hình kinh doanh khác nữa mình chưa đề cập tới hãy để lại comment bổ sung ý kiến của bạn.

Đôi khi có những Startup xuất hiện và thay đổi trò chơi với một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới mẻ thì cũng tốt nhưng việc chúng ta làm theo những mô hình có sẵn cũng không có gì đáng ngại. Điều này không chỉ giúp bạn học hỏi được những người đi trước và hạn chế rũi ro vì ít nhất là đã có người khác làm thành công.